Lịch sử Máy nông nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp

Với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp và sự phát triển của máy móc phức tạp hơn, các kỹ thuật cách tác đã đạt bước tiến lớn.[1] Thay vì gặt lúa bằng tay và liềm, máy có bánh xe cắt một đường liên tục. Thay vì đập tuốt lúa bằng gậy, máy tuốt lúa tách hạt khỏi bông và thân. Máy kéo đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 19.[2]

Hơi nước

Năng lượng cho máy nông nghiệp ban đầu do trâu bò hoặc các gia súc khác. Cùng với việc phát minh động cơ hơi nước, động cơ di động (portable engine) được phát minh và sau đó là động cơ kéo, một nguồn năng lượng đa dụng, cơ động và là anh em của đầu máy hơi nước trên mặt đất. Động cơ hơi nước cho nông nghiệp thay thế lao động nặng nhọc của ngựa và cũng được trang bị ròng rọc để cấp lực cho các máy móc cố định thông qua các dây đai dài. Máy móc hơi nước có thể yếu so với tiêu chuẩn ngày nay nhưng nhờ kích thước lớn và tỷ lệ bánh răng (gear ratio) nhỏ, chúng có thể cung cấp lực lớn cho đòn kéo. Do tốc độ chậm chạp của chúng, nông dân nói máy kéo có hai tốc độ: "chậm và rất chậm" (slow and damn slow).

Động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong; trước hết là động cơ xăng và sau đó là động cơ đi-ê-zen; trở thành nguồn năng lượng chính cho các thế hệ máy kéo tiếp theo. Những loại động cơ này cũng đóng góp vào sự phát triển của các máy gặt đập liên hợp tự hành. Thay vì cắt thân lúa và chuyển đến một máy tuốt lúa cố định, chúng kết hợp gặt và tuốt lúa và tách hạt (seperate the grain) trong khi di chuyển liên tục trên ruộng.